Nội dung chính
Giấc ngủ ngon, sâu là điều kiện tiên quyết để chúng ta có một sức khỏe cường tráng và một cơ thể minh mẫn. Mất ngủ mãn tính là nguyên nhân dẫn đến một loạt các bệnh lý về tim mạch, thần kinh và chuyển hóa sau này. Để giải quyết triệt để bệnh mất ngủ, trước hết cần biết nguyên nhân mất ngủ là gì? Đọc bài viết sau đây để tìm ra lối thoát cho bệnh mất ngủ của mình nhé.
Nguyên nhân mất ngủ là gì?
-
Như thế nào thì được gọi là bị mất ngủ?
Mất ngủ là một dạng của rối loạn giấc ngủ, trong đó người bệnh khó đi vào giấc ngủ, có giấc ngủ ngắn, dễ bị tỉnh giấc, khi ngủ dậy cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Mất ngủ được phân thành 2 loại là mất ngủ thoáng qua ( dưới 1 tháng) và mất ngủ mãn tính ( trên 1 tháng) . Nếu nguyên nhân mất ngủ thoáng qua không được giải quyết triệt để sẽ rất dễ dẫn đến mất ngủ mạn tính.
-
Nguyên nhân mất ngủ là gì?
Ba nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất ngủ đó là do lối sống, stress và tuổi tác.
Sinh hoạt, ăn uống không khoa học gây mất ngủ
Những thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi.
- Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Người trẻ hay người trung niên hiện nay có thói quen dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi trước khi đi ngủ. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người đó.
Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử đánh lừa cơ thể rằng chưa đến giờ đi ngủ, làm giảm tiết hormon giấc ngủ là melatonin (chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò rất quan trọng giúp điều chỉnh nhịp giấc ngủ sinh lý). Nghiên cứu trên những người tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử cho thấy, chúng gây ức chế làm giảm một nửa lượng melatonin được tiết ra, đồng thời cũng gây thay đổi đồng hồ sinh học gấp đôi so với ánh sáng thường, từ đó con người khó ngủ hơn, giảm chất lượng giấc ngủ, tinh thần kém hơn và phá vỡ đồng hồ sinh học của con người.
Con người thường dùng các thiết bị này để lên mạng xã hội xem phim, đọc truyện, chơi điện tử hay làm việc. Các hoạt động này đều gây kích thích thần kinh, khiến thần kinh trong trạng thái hưng phấn, góp phần gây nên tình trạng mất ngủ.
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ là nguyên nhân mất ngủ phổ biến
- Thói quen dùng đồ kích thích: Thuốc lá, cà phê, chè đặc làm kích thích thần kinh. Trong cà phê có chứa cafein gây hưng phấn thần kinh trung ương, giúp làm việc minh mẫn hơn, khiến người uống không buồn ngủ. Ngoài ra, cafein kích thích hô hấp, giãn phế quản, tăng nhịp tim, lợi tiểu… tất cả đều làm dẫn đến tình trạng tỉnh táo, khó vào giấc ngủ. Hút thuốc lá gây mất ngủ, thay đổi đồng hồ sinh học, tỉnh giấc nhiều hơn trong đêm, có thể gây ngưng thở khi ngủ.
- Ăn đêm: Ăn đêm trước khi ngủ khiến hệ tiêu hóa hoạt động, cơ thể không được nghỉ ngơi mà phải tiến hành chuyển hóa lượng thức ăn mới nạp vào cơ thể gây mất ngủ.
- Không có ý thức tập thói quen đi ngủ đúng giờ: Người trẻ tuổi thường chủ quan về sức khỏe, chỉ đi ngủ khi thực sự buồn ngủ và dậy khi bị bắt buộc. Nhịp thức ngủ không ổn định lâu dần dẫn đến mất ngủ.
- Môi trường phòng ngủ: Phòng ngủ của nhiều người trẻ không được chú trọng về ánh sáng, thông khí, nhiệt độ, không gian khiến khó ngủ và mất ngủ.
- Học sinh, sinh viên sẽ trải qua nhiều kỳ thi khác nhau, trong thời gian thi và ôn thì sẽ bị rối loạn nhịp sinh học dẫn đến mất ngủ.
Trong thời gian ôn thi có thế bị rối loạn nhịp giấc ngủ
Stress
Stress là sự bức bách hay một áp lực thần kinh khiến cơ thể phản ứng nhằm thoát khỏi tình trạng đó. Khách quan mà nói, ở một khía cạnh nào đó stress là cần thiết cho đời sống. Vì có stress mà con người có động cơ, có thách thức cần huy động các nguồn lực để vượt qua và tiếp tục tồn tại, đồng thời hoàn thiện bản thân hơn.
Tuy nhiên, khi stress kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và rơi vào tình trạng suy sụp, mất ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress như:
- Một cú sốc tinh thần: Mất người thân, bị bỏ rơi, phản bội…
- Áp lực trong công việc: Không kịp deadline, mâu thuẫn đồng nghiệp hay nhận công việc mới, thay đổi nơi làm việc, bị đuổi việc…
- Căng thẳng trong học hành, thi cử: Quá áp lực trong thi cử, đặc biệt là trước những kỳ thi quan trọng khiến cơ thể căng thẳng. Ngoài ra trong khoảng thời gian đó, người học sẽ thường xuyên thức khuya, dậy sớm để ôn thi gây rối loạn về nhịp thức ngủ. Rối loạn này kết hợp với việc đầu óc căng thẳng gây mất ngủ lâu dài về sau.
- Áp lực trong cuộc sống: chi phí sinh hoạt, chăm sóc gia đình, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, ly thân, ly dị,… đều có thể khiến con người gặp phải stress.
Áp lực, stress khiến nhiều phụ nữ bị mất ngủ
- Bệnh tật và sự thay đổi sinh lý: Những bệnh lý gây đau đớn, bệnh lý mạn tính, bệnh hiểm nghèo khiến con người lo lắng, sợ hãi và lâm vào tình trạng stress. Một số giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý như dậy thì, tiền mãn kinh và mãn kinh, lão hóa…cũng dễ khiến con người bị stress.
- Những thay đổi: những sự thay đổi về công việc, nơi ở, khí hậu, tiếng ồn, giao thông, bụi bẩn, văn hóa, lối sống hay thậm chí là chiến tranh, dịch bệnh, kinh tế thoái hóa cũng gây ra căng thẳng tâm lý.
Tuổi già
Khi càng lớn tuổi, giấc ngủ bị suy giảm về cả lượng và chất. Mất ngủ ở người già do nguyên nhân bệnh lý và sinh lý gây nên.
Nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý: Người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý như:
- Bệnh khớp: thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh gút… gây đau, đặc biệt những bệnh thường đau nặng về đêm như gút khiến người già thường xuyên bị mất ngủ.
- Tiểu đường: Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa khiến người bệnh mệt mỏi, nhiều bệnh lý mắc kèm cũng nỗi lo về biến chứng bệnh tiểu đường khiến người bệnh thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, mất ngủ.
- Phì đại tiền liệt tuyến khiến nam giới gặp tình trạng tiểu đêm nhiều lần. Phụ nữ tiền mãn kinh bị bốc hỏa về đêm, tăng huyết áp gây mất ngủ.
- Một số bệnh lý khác như bệnh tim mạch, Parkinson…
Nhiều bệnh đau nhiều về đêm gây tình trạng mất ngủ
Nguyên nhân mất ngủ sinh lý
Sự rối loạn sản xuất các hormone liên quan đến giấc ngủ là nguyên nhân quan trọng gây ra mất ngủ của người lớn tuổi. Sự suy giảm hormone là sự giải thích cho việc tại sao khi những yếu tố như cú sốc tâm lý, stress, thay đổi múi giờ, làm ca đêm… đã được giải quyết nhưng người bệnh vẫn bị mất ngủ. Hormon quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến bệnh mất ngủ của người già là hormon tăng trưởng (HGH).
Hormone tăng trưởng HGH là một loại hormon peptide do thùy trước tuyến yên tiết ra, có vai trò kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng não và chức năng enzym, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý. Hormon này thay đổi theo tuổi, càng về già, khả năng tiết enzym này càng giảm: người 61 tuổi sẽ giảm khoảng 80% so với thanh niên 21 tuổi. Từ đó dẫn đến mất ngủ và các triệu chứng khác của tuổi già.
Càng lớn tuổi, hormon tăng trưởng HGH tiết càng ít gây mất ngủ
Mất ngủ thường xuyên cũng gây giảm tiết hormon này. HGH được sản xuất trong khoảng 10h đêm đến 2h sáng, trong điều kiện con người ngủ say. Nếu không ngủ trong khoảng thời gian đó, cơ thể sẽ giảm tiết hormon. Tiết càng ít hormon HGH, mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn. Cứ như vậy tạo thành một vòng xoáy bệnh lý khiến bệnh rất khó cải thiện.
-
Những hậu quả nặng nề của mất ngủ
Mất ngủ kéo dẫn đến các tác động tiêu cực lên sức khỏe, công việc, cân nặng và làn da.
- Tác hại lên sức khỏe: Mất ngủ làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, bệnh gan, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn tâm thần, trầm cảm,…
- Ảnh hưởng đến công việc: Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, lo âu, giảm khả năng tư duy, phản ứng, khó điều chỉnh được cảm xúc khiến ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất làm việc và cuộc sống hàng ngày.
- Mất ngủ dẫn đến tích mỡ thừa ở bụng do cơ thể giảm chuyển hóa và kích thích sự thèm ăn. Khi tăng cân nhanh dẫn đến béo phì sẽ gây nguy cơ nhiều bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu,…
- Da sạm và xuất hiện nếp nhăn: Mất ngủ làm thúc đẩy quá trình lão hóa, khiến da xuất hiện nếp nhăn, nhờn bóng dầu, xuất hiện mụn bọc, mụn mủ…
Mất ngủ làm tăng nguy cơ tiểu đường
-
Nhờn và lệ thuộc thuốc an thần khiến bệnh nhân mất ngủ bế tắc
Những tác dụng phụ của thuốc an thần tây y như bị trầm cảm, rối loạn tâm thần, mất ngủ hoàn toàn khiến con người thường chỉ tìm đến thuốc an thần như một giải pháp cuối cùng. Nỗi sợ đó hoàn toàn có cơ sở khi thuốc tây an thần có rất nhiều tác dụng bất lợi như:
- Gây lệ thuộc thuốc: Người bệnh rất khó bỏ, chỉ cần không uống thuốc là người nôn nao, thức trắng đêm, tâm thần rối loạn. Vì thế thường phải giảm liều từ từ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu không sẽ có những hậu quả rất nặng nề.
- Gây nhờn thuốc: Khi dùng một thời gian, tác dụng sẽ giảm dẫn đến người bệnh phải tăng liều hoặc đổi sang thuốc có tác dụng mạnh hơn. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn.
- Thuốc tây làm ức chế thần kinh, gây nên giấc ngủ ép, từ đó làm mệt mỏi, uể oải, không tỉnh táo, đau nặng đầu sau khi thức dậy. Khi dùng một thời gian dài, thần kinh bị suy nhược có thể dẫn đến loạn thần, trầm cảm.
- Quá liều gây mất điều hòa vận động, buồn ngủ, khó thở, yếu cơ, ngủ sâu, hạ huyết áp, loạn nhịp tim. Quá liều còn có thể dẫn đến hôn mê, đau bụng, ức chế tuần hoàn, ức chế hô hấp và ngưng thở, hôn mê và cuối cùng là tử vong.
- Suy giảm chức năng gan thận, đặc biệt khi dùng với một số thuốc và đồ uống có cồn.
Sử dụng thuốc tây an thần gây mệt mỏi, đau nặng đầu sau khi ngủ dậy
-
Khó ngủ nên làm gì?
- Điều cần làm nhất đó là tìm được toàn bộ các nguyên nhân mất ngủ, từ đó tìm ra giải pháp để giải quyết tất cả các nguyên nhân đó.
- Thực hiện chế độ ăn uống tập luyện tốt cho hệ thần kinh kết hợp với việc loại bỏ các thói quen xấu trong ăn uống sinh hoạt gây mất ngủ.
- Lựa chọn giải pháp an toàn từ thảo dược, không tự ý dùng các thuốc an thần, gây ngủ.
- Cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi tình trạng không được cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn.
-
Người mất ngủ cần ăn uống sinh hoạt như thế nào?
Người mất ngủ trước hết cần chú ý đến ăn uống, sinh hoạt vì đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ
Người mất ngủ nên ăn uống như thế nào?
- Người bệnh nên ăn vừa đủ vào buổi tối, đủ chất (đầy đủ glucid, protein, lipid, vitamin), không nên ăn quá no.
- Sữa chua: ăn sữa chua sau mỗi bữa ăn giúp tiêu hóa tốt hơn, người bệnh ngủ yên giấc hơn.
- Chè sen long nhãn, cháo ý dĩ giúp bổ khí huyết, an thần, giúp con người ngủ ngon và sâu hơn.
- Trà lạc tiên: Lạc tiên là dược liệu rất tốt cho giấc ngủ, giúp an thần gây ngủ, dùng khi tim hồi hộp, phiền muộn, mất ngủ.
Lạc tiên là thảo dược rất tốt cho giấc ngủ
- Trà tâm sen có tác dụng trấn tâm, an thần, gây ngủ, dùng khi tâm phiền, bất an dẫn đến mất ngủ, dùng thay nước uống hàng ngày.
- Trà táo đỏ: trà táo đỏ giúp dưỡng tâm, an thần, dùng cho các trường hợp mất ngủ, tâm phiền muộn, tinh thần bất thường. Trà táo đỏ còn có tác dụng bổ huyết, dùng cho các trường hợp mất ngủ do thiếu máu, có thể kết hợp thêm dược liệu kỷ tử để tăng cường tác dụng bổ khí huyết.
- Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối để tránh tiểu đêm.
- Hạn chế tối đa các loại nước uống chứa cafein và gas như cafe, redbull, coca cola, pepsi…
Người mất ngủ cần sinh hoạt tập luyện như thế nào?
- Tập thói quen đi ngủ sớm, vào đúng một khoảng thời gian trong ngày cho dù có buồn ngủ hay không, có còn công việc nào đang làm hay hay không, cho dù đang có một cuộc trò chuyện dở dang…
- Không để bất kỳ thiết bị điện tử nào trong phòng ngủ như tivi, máy tính… Không dùng điện thoại trước khi ngủ. Đây là cách trị mất ngủ cho người trẻ rất hữu hiệu, nhiều trường hợp mất ngủ thoáng qua chỉ cần tránh xa thiết bị điện tử trước khi ngủ là giấc ngủ ngon đã quay trở lại.
- Ngâm chân nước ấm trước khi ngủ, nên pha thêm chút tinh dầu tràm, gừng hay sả chanh. Đồng thời nên kết hợp massage bàn chân và bắp chân để dễ vào giấc ngủ hơn.
- Nên ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa tăng cường sức khỏe vừa giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn môn thể thao là rất quan trọng, nếu lựa chọn không đúng có thêm đem lại tác dụng ngược.
Với người trẻ tuổi bị mất ngủ không nên tập gym với cường độ lớn bởi khi tập luyện nặng thì càng phải ngủ nhiều để khôi phục năng lượng và hồi phục cơ thể. Nếu bị mất ngủ lâu ngày mà tập nặng sẽ có tác dụng ngược: Cơ thể mệt mỏi hơn, mất ngủ nặng hơn, không tăng cường cơ bắp cho dù tập luyện thường xuyên. Vì vậy nên tập từ các môn nhẹ nhàng trước.
Đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, tập dưỡng sinh, đạp xe đạp nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi đối tượng từ người cao tuổi đến thanh niên trẻ tuổi.
Yoga giúp giảm căng thẳng stress, giúp ngủ sâu và ngon hơn
-
Cách giảm stress để trị mất ngủ
Nếu đang gặp stress, cho dù sinh hoạt, tập luyện như thế nào mà không cải thiện tâm trạng, tinh thần không thoải mái thì sẽ rất khó để tìm lại giấc ngủ bình thường. Để giải tỏa stress bạn nên:
- Tăng cường lưu thông máu: tập thể thao nhẹ nhàng, dùng các thảo dược có tác dụng bổ khí huyết như đương quy, đinh lăng, bạch quả…
- Yêu thương bản thân: Ăn uống khoa học, tập thể dục, ngủ đủ giấc, chăm sóc bản thân tốt hơn, đi du lịch giúp bạn phần nào giúp giải tỏa được căng thẳng.
- Đừng ngần ngại chia sẻ: Khi cảm thấy stress, bạn không nên giữ trong lòng mà hãy tìm một chỗ dựa, một người để chia sẻ. Hãy tìm đến những người bạn, người thân để được sẻ chia và nhận những lời khuyên của họ.
- Đơn giản hóa vấn đề: Thật bình tĩnh và nhìn thấu vấn đề mình đang gặp phải, phân tích thật kỹ, suy nghĩ tích cực .
- Tìm niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống: Trồng một chậu sen đá nhỏ, nuôi một thú cưng, hay ngồi bờ hồ hóng mát vào mỗi buổi chiều, gặp gỡ bạn bè, đọc những cuốn sách hay chính là một trong những cách giảm stress tốt.
- Mở cửa sổ ra: Nghe chừng đơn giản và không liên quan nhưng đây thực sự là một cách hiệu quả. Môi trường thông thoáng, giàu oxi góp phần cải thiện tâm trạng tốt hơn.
Hãy mở cửa sổ ra, tinh thần của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều
- Sử dụng các dưỡng chất từ tự nhiên:
Nhiều dưỡng chất tự nhiên có vai trò nuôi dưỡng hệ thần kinh rất tốt cho những người bị stress kéo dài, trong đó nổi bật nhất là lactium chiết xuất từ đạm sữa, L- Theanine chiết xuất từ chè xanh.
Lactium: Nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật năm 2006 cho thấy lactium, một hoạt chất được tinh chế từ sữa có tác dụng cải thiện 66% giấc ngủ. Lactium tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.
L- Theanine (được chiết xuất từ trà xanh): dễ dàng đi qua hàng rào máu não, kích thích sản xuất các sóng não alpha một cách trực tiếp, tạo ra trạng thái thư giãn sâu và tinh thần sảng khoái, làm dịu căng thẳng. GABA làm tăng đáng kể sóng alpha và giảm sóng Beta trên não, có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm lo lắng, tăng khả năng miễn dịch, gây ngủ và chống trầm cảm.
Bổ sung hai chất này giúp cơ thể giảm căng thẳng mệt mỏi, dễ vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu và ngon hơn, ngủ dậy tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn.
L- Theanine được chiết xuất từ trà xanh giúp thư giãn sâu, tinh thần thoải mái
-
Cách khắc phục mất ngủ do tuổi tác
Để giải quyết mất ngủ ở người lớn tuổi, cần kết hợp giữa việc điều trị các bệnh lý gây mất ngủ và bổ sung hormon tăng trưởng (HGH).
Con người có thể làm tăng nồng độ hormon tăng trưởng trong cơ thể bằng cách bổ sung trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó bổ sung gián tiếp sẽ an toàn hơn, không gây các tác dụng phụ. Bởi khi uống hoặc tiêm trực tiếp HGH vào cơ thể có thể dẫn tới tình trạng dư thừa hormon, từ đó gây rất nhiều tác dụng không mong muốn.
Bổ sung gián tiếp bằng việc dùng các chất có nguồn gốc từ thảo dược, kích thích lên tuyến yên làm cơ thể tự tiết hormon tăng trưởng. Lúc này, cơ thể sẽ có cơ chế điều hòa ngược, ngưng sản xuất hormon khi đã đủ, vì vậy không gây hiện tượng dư thừa, không gây tác dụng phụ.
-
BoniHappy – Chìa khóa vàng cho người bệnh mất ngủ mạn tính, mất ngủ do tuổi tác
BoniHappy – chìa khóa vàng cho người mất ngủ mạn tính
Tìm được nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ mạn tính, mất ngủ ở người cao tuổi là thiếu hụt hormon tăng trưởng (HGH) nên các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, tìm ra các chất có tác dụng kích thích tăng tiết hormon này. Từ đó giải quyết tận gốc bệnh mất ngủ, đem lại hiệu quả cao nhất.
BoniHappy được nhập khẩu chính hãng từ Canada và Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần giúp tăng tiết hormone tăng trưởng là acid amin thiết yếu: L-Arginine và GHRP-2 (Growth hormone-releasing peptide-2). Hai acid amin này kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng, từ đó bổ sung hormon bị thiếu hụt do tuổi tác hoặc do mất ngủ lâu ngày, giúp tình trạng của người bệnh được cải thiện tốt nhất. Ngoài ra, BoniHappy còn có sự kết hợp của các thành phần:
- Các vị dược liệu như bột ngọc trai, lạc tiên, cây xấu hổ, hạt cây tơ hồng, rau diếp khô, lá đậu phộng có tác dụng an thần, đem lại giấc ngủ ngon và sâu.
- Magie và kẽm: giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, giảm stress, căng thẳng.
- GABA đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của não bộ đặc biệt là các neuron thần kinh, ngăn cản các dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương.
- Acid glutamic giúp cải thiện hiệu quả chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt acid glutamic, trong đó có chứng mất ngủ.
Tác dụng của BoniHappy đã được kiểm chứng trên lâm sàng tại tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2016, bởi BS CK II Lại Đoàn Hạnh (Phó giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, BoniHappy có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu và ngon, cải thiện và phục hồi sức khỏe. Hiệu quả sau kiểm chứng lâm sàng đạt 86.7%.
Tác dụng của BoniHappy đã được kiểm chứng lâm sàng
BoniHappy – công nghệ sản xuất hiện đại tạo nên sản phẩm chất lượng
BoniHappy là sản phẩm của tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu thế giới Viva Nutraceuticals.
Những yếu tố đưa Viva Nutraceuticals lên 1 tầm cao mới, trở thành nhà sản xuất Dược phẩm được chứng nhận GMP lớn nhất tại Canada và Mỹ đó là:
- Hệ thống nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Bộ Y tế Canada, chứng nhận GMP của tổ chức y tế thế giới WHO.
- Hệ thống máy móc trong nhà máy Viva sử dụng công nghệ microfluidizer, một trong những công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới, tạo ra các sản phẩm chứa phân tử hạt siêu nhỏ có kích thước nano. So với các phương pháp thông thường, sử dụng 100% công nghệ microfluidizer trong sản xuất Dược phẩm và TPCN đã tạo ra những sản phẩm có sinh khả dụng cao lên tới 100%, từ đó hiệu quả đạt được là cao nhất.
- Đội ngũ các nhà khoa học của tập đoàn có trình độ cao, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dược phẩm. Ngoài ra, tập đoàn còn hợp tác với các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu của Canada và Mỹ để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Như vậy, BoniHappy không chỉ có thành phần toàn diện mà còn là kết quả của quá trình hợp tác nghiên cứu lâu dài, của công nghệ máy móc hiện đại, quy trình đạt tiêu chuẩn chặt chẽ, từ đó đem lại cho người bệnh hiệu quả cao nhất.
BoniHappy – chấm dứt chuỗi ngày mất ngủ dai dẳng, đem niềm vui trở lại
Khi mất ngủ nhiều năm, người ta mới thấm thía được giấc ngủ quý giá đến mức nào. Nhiều người bệnh đã từng thấy cuộc sống đi vào ngõ cụt khi không thể chợp mắt hằng đêm. Từ ngày có BoniHappy, giấc ngủ ngon đã quay trở lại, chấm dứt chuỗi ngày khổ sở vì mất ngủ trước đó.
Bác Lê Thị Bạch Cúc 60 tuổi ở cửa hàng tạp hóa và mỹ phẩm, chợ Tháp Chàm 1, đường Nguyễn Du, Tp Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, số điện thoại: 0364.229.018
Bác Cúc đã chấm dứt cảnh trường kỳ dùng thuốc ngủ tây y nhờ BoniHappy
Trước đây, bác bị mất ngủ trắng đêm, không ngủ được chút nào. Nếu mệt quá mà chợp mắt được thì cũng sẽ bị tỉnh ngay khi có bất kỳ một tiếng động dù là nhỏ nhất. Bác cũng đi khám nhiều nơi, được chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não và được kê thuốc tây. Nhưng uống thuốc tây thì bác bị run chân tay, môi giật. Bác chuyển sang dùng nhiều loại thuốc đông y của các thầy lang khác nhau, nghe đâu mách bác cũng làm theo nhưng đều không có tác dụng gì. Vì mất ngủ nên bác gặp nhiều bệnh khác như đau bao tử, đại tràng, cao huyết áp…. Bác lúc nào cũng trong trạng thái đờ đẫn, chậm chạp, không muốn làm bất cứ việc gì.
Tình cờ gặp được một người cũng mất ngủ như bác nhưng lúc đó đã ngủ được tốt, được người ta giới thiệu nên bác bắt đầu dùng thử BoniHappy. Ban đầu bác dùng 4 viên, sau 1 tháng bác đã ngủ được 3 tiếng/đêm. Sau 3 tháng, giấc ngủ đã dài hơn lên đến 5 tiếng, ngủ ngon không mộng mị nên bác giảm liều BoniHappy xuống 3 viên/ngày. Cho đến hiện tại, bác chỉ cần dùng 1 viên/ngày mà mỗi đêm bác đã ngủ được 6 tiếng, buổi trưa cũng ngủ được khoảng 30 phút, người khỏe khoắn, tỉnh táo.
Anh Châu Ngươn (40 tuổi) ở 279/11 ấp Mằng Rò, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, số điện thoại: 0382.640.925
BoniHappy đã giúp anh Ngươn ngủ một mạch từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau
Anh bị mất ngủ từ đầu năm 2015. Ban đầu anh chỉ bị chập chờn, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ thôi. Vì chủ quan nên anh cứ để vậy không đi khám hay chữa trị gì. Vì vậy mà bệnh cứ càng ngày càng nặng dần thêm, càng ngày càng khó chịu, khổ sở. Có hôm 9 giờ tối anh lên giường mà mãi đến 3 giờ sáng anh cũng không chợp mắt được. Chỉ đến khi mệt quá thì thiếp đi, nhưng chỉ cần có một tiếng động rất nhỏ cũng khiến anh tỉnh giấc rồi sau đó không thể ngủ lại được nữa. Mất ngủ cả đêm khiến sáng dậy người anh phờ phạc, da dẻ xám xịt, mắt trũng sâu, thâm quầng không còn chút sức sống. Dần dần anh bị mất ngủ trắng đêm, không chợp mắt được dù chỉ là một chút.
Sau 3 tháng mất ngủ như vậy, anh sụt 5kg, người không còn sức sống. Anh đi khám được chẩn đoán thiếu calci và suy nhược thần kinh, nằm viện điều trị mà tình trạng của anh cũng không cải thiện. Tối anh ngủ được một chút nhưng gặp ác mộng. Anh đến bệnh viện tâm thần khám thì được chẩn đoán bị rối loạn lo âu, bác sĩ kê rất nhiều thuốc tây nhưng cứ uống là anh thấy toàn thân mệt mỏi, tim đập nhanh, chân tay rã rời, đầu đau như búa bổ, nhiều lúc còn bị quay cuồng chóng mặt đến mức đứng không vững. Là trụ cột gia đình nhưng vì bệnh nên anh không đi làm được, kinh tế sa sút, nhiều lúc anh cảm thấy rất chán nản và tuyệt vọng.
Sau khi uống 2 lọ BoniHappy, anh đã ngủ được 6 tiếng, điều mà 5 năm nay anh không làm được. Ngủ dậy anh thấy khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái, tình trạng tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt cũng không còn nữa. Sau đó, khi tình trạng ổn định hẳn, anh đã giảm được bác sĩ cho giảm thuốc tây từ 1 nửa đến khi bỏ được hoàn toàn.
Hiện tại, anh đã ngủ được giấc dài, một mạch từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau, giấc ngủ sâu ngon, không mộng mị. Vì ngủ ngon nên anh ăn uống cũng ngon miệng hơn, cân nặng lại trở lại như trước, người khỏe khoắn hơn rất nhiều.
BoniHappy được nhiều bác sĩ đầu ngành khuyên dùng
Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y, bệnh viện Quân đội trung ương 108 cho biết: “Có nhiều nguyên nhân mất ngủ, cần nắm được nguyên nhân để có các giải pháp phù hợp. Hiện nay, hai sản phẩm rất tốt dành cho bệnh mất ngủ là BoniHappy của Canada và Mỹ, tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, từ đó giải quyết tận gốc bệnh mất ngủ.
Nếu bị mất ngủ mãn tính, tức là bị mất ngủ hơn 3 đêm/1 tuần và kéo dài trên 1 tháng, người bệnh nên dùng BoniHappy. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ mãn tính là do cơ thể thiếu hụt hormon tăng trưởng (HGH). BoniHappy với cơ chế rất ưu việt, kích thích cơ thể tự tiết hormon này, từ đó đem giấc ngủ quay trở lại. Ngoài ra, các thành phần của BoniHappy cung có tác dụng an dịu, giảm căng thẳng, lo âu, giúp hiệu quả đạt được cao nhất.
Nếu bị mất ngủ mạn tính có kèm thêm stress, căng thẳng kéo dài, người bệnh có thể kết hợp BoniHappy để hiệu quả đem lại toàn diện nhất. Hai sản phẩm này đều hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không có tác dụng phụ và có thể kết hợp mà không cần lo lắng quá liều hay tương tác làm giảm tác dụng của nhau”.
Bài viết trên đã đưa ra các nguyên nhân gây mất ngủ và cách chữa trị, các giải pháp tối ưu. Điều quan trọng nhất khi điều trị mất ngủ ban đêm đó là tìm được nguyên nhân mất ngủ, rồi giải quyết nguyên nhân đó kết hợp nuôi dưỡng hệ thần kinh. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích, giúp bạn có hướng đi đúng đắn để cải thiện bệnh mất ngủ của mình.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY