Nội dung chính
Mất ngủ là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Mỗi người bị mất ngủ vì một nguyên nhân khác nhau, nhưng kết quả chung đều là sự mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy. Đặc biệt, mất ngủ còn gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn nếu như nó kéo dài triền miên. Vậy, mất ngủ lâu ngày có ảnh hưởng gì? Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Mất ngủ lâu ngày có ảnh hưởng gì?
Mất ngủ lâu ngày có ảnh hưởng gì?
Mỗi người dành khoảng 1 phần 3 cuộc đời mình cho việc ngủ. Con số này đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ. Tuy nhiên, chúng ta dường như không mấy để ý đến điều này, cho đến khi bị mất ngủ.
Nếu chỉ diễn ra trong vòng một vài ngày, mất ngủ cũng đủ để khiến cho chúng ta thấy mệt mỏi, chán nản, uể oải, không thể tập trung vào làm việc hay học tập. Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ kéo theo một loạt vấn đề về sức khỏe, cả thể chất, lẫn tinh thần. Những ảnh hưởng tiêu cực nhất do mất ngủ lâu ngày có thể kể đến như:
Dẫn đến lo âu, trầm cảm
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, những người bị mất ngủ thường có trạng thái tinh thần không ổn định. Họ có thể thấy buồn bã, phiền muộn, dễ xúc động hay cáu gắt, và tránh né những hoạt động xã hội. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến chứng lo âu, trầm cảm.
Các chuyên gia cho biết, người bị mất ngủ lâu ngày có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 3 – 4 lần so với người bình thường. Không những vậy, mất ngủ còn làm nặng hơn các triệu chứng của trầm cảm và khiến căn bệnh này dễ tái phát hơn.
Người bị mất ngủ lâu ngày có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 3 – 4 lần
Làm tăng nguy cơ đột quỵ
Một số nghiên cứu cho thấy, mất ngủ lâu ngày làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên đến 54%. Nguyên nhân là do mất ngủ triền miên khiến toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mức độ tiêu thụ oxy tăng lên, từ đó sinh ra vô số gốc tự do.
Nơi nào càng tiêu thụ nhiều oxy thì càng sinh ra nhiều gốc tự do, tiêu biểu là não bộ. Các gốc tự do này sẽ gây oxy hóa thành động mạch, tạo điều kiện để các mảng xơ vữa hình thành, khiến máu lưu thông khó khăn. Lúc này, các cục máu đông sẽ dễ xuất hiện, làm tắc mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một cuộc khảo sát trên 130 nghìn người được thực hiện tại Khoa Y học, Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc cho thấy, những người có thời gian ngủ dưới 6 tiếng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa khác.
Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thông qua các cơ chế như:
– Giảm hoạt tính của insulin: Cơ thể tạo ra nhiều hormone cortisol khi chúng ta mất ngủ. Cortisol sẽ làm giảm hoạt tính của insulin. Đồng thời, khi bạn thiếu ngủ, các mô mỡ tiết ra nhiều hormone resistin hơn. Hormone này được chứng minh là tác nhân làm tăng đề kháng insulin, từ đó dẫn tới bệnh tiểu đường.
– Rối loạn hormone leptin và ghrelin: Người mất ngủ có mức ghrelin cao hơn và mức leptin thấp hơn. Điều này khiến cho họ dễ thấy đói và ăn uống kém lành mạnh hơn, làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường.
– Tăng kích hoạt các cytokine: Một số nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ có thể làm tăng kích hoạt các cytokine gây viêm, và dẫn đến tăng đường huyết phản ứng.
Mất ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường
Gây sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng thực về mối quan hệ giữa mất ngủ và chứng sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ, và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Theo đó, mất ngủ khiến các protein amyloid beta tích tụ nhiều trong não bộ. Chúng sẽ tạo thành những mảng bám làm chết tế bào thần kinh và gián đoạn quá trình truyền tín hiệu. Đồng thời, mất ngủ cũng làm giảm tốc độ sản sinh tế bào thần kinh mới.
Tăng nguy cơ ung thư
Một trong những ảnh hưởng tiêu cực nhất từ tình trạng mất ngủ lâu ngày chính là tăng nguy cơ ung thư. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu với 24.000 phụ nữ ở độ tuổi 40 trở lên trong 8 năm. Kết quả cho thấy, những phụ nữ ngủ dưới 6 tiếng có nguy cơ ung thư vú tăng 60%.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, mất ngủ lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt,…
Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng
Bên cạnh những ảnh hưởng kể trên, mất ngủ còn có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm số lượng và khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch, giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Vậy, người bệnh cần phải làm gì để khắc phục tình trạng mất ngủ lâu ngày?
Giải pháp giúp khắc phục tình trạng mất ngủ lâu ngày là gì?
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều cách khác nhau giúp khắc phục tình trạng mất ngủ như: Tập yoga, uống trà thảo mộc, thư giãn, đọc sách, nghe nhạc,…
Trên thực tế, những cách này có thể giúp bạn ngủ được trở lại, nhưng chúng chỉ có hiệu quả tốt nhất với trường hợp nhẹ. Còn đối với mất ngủ lâu ngày, tác dụng của những cách trên sẽ khá hạn chế.
Để tìm ra cách thức toàn diện nhất, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau. Trong đó, họ đã tìm ra một cơ chế vô cùng quan trọng trong việc khởi phát và tăng nặng của tình trạng mất ngủ, chính là sự suy giảm hormone tăng trưởng HGH.
HGH có vai trò then chốt trong việc khởi phát và tăng nặng của tình trạng mất ngủ
HGH là một hormone được sản xuất ở tuyến Yên, có tác dụng giúp phục hồi các tế bào, tái tạo mô, phát triển cơ bắp và quan trọng hơn hết là duy trì giấc ngủ sinh lý.
Theo ước tính, khoảng 80% lượng HGH sẽ bị mất đi từ tuổi 21 đến 61. Điều này khiến giấc ngủ bị suy giảm cả về thời gian và chất lượng. Ngược lại, việc mất ngủ lâu ngày cũng khiến cho quá trình sản xuất HGH bị gián đoạn. Vì HGH được tiết ra nhiều nhất vào lúc con người ngủ sâu ngon.
Do đó, biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng mất ngủ là phục hồi lượng hormone HGH cần thiết trong cơ thể.
Hiện nay, BoniHappy + chính là sản phẩm có được khả năng ưu việt này, giúp đẩy lùi tình trạng mất ngủ lâu ngày một cách tối ưu nhất, giúp ngủ ngon, sâu giấc và liền mạch.
BoniHappy + – Giải pháp tối ưu nhất cho người bị mất ngủ lâu ngày
BoniHappy + được tạo thành từ các loại thảo dược tự nhiên, hoạt chất sinh học vô cùng cần thiết với cơ thể. Hai hoạt chất chính trong BoniHappy + chính là L-Arginine và GHRP-2. Chúng đều có khả năng kích thích tuyến Yên tiết hormone tăng trưởng một cách tự nhiên, từ đó giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý.
Bên cạnh đó, BoniHappy + còn có nhiều thành phần khác như:
– Các loại thảo dược tự nhiên giúp dễ ngủ, ngủ ngon và kéo dài giấc ngủ như: Lạc tiên, trinh nữ, rau diếp khô, dây tơ hồng, lá đậu phộng, bột ngọc trai.
– Magie oxit, kẽm oxit, vitamin B6 giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm suy nhược, phục hồi sức khỏe não bộ, tăng chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, kẽm cũng tham gia tổng hợp hormone tăng trưởng.
– GABA và Acid glutamic là những chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ giúp giảm căng thẳng, stress và các tác động tiêu cực của chúng đến não bộ.
– Shilajit P.E giúp phục hồi sức khỏe cho những người bị mất ngủ.
Với công thức toàn diện này, BoniHappy + không chỉ giúp bạn lấy lại được giấc ngủ sinh lý, đồng thời cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái hơn sau khi thức dậy. Khi ngủ được trở lại, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, suy giảm trí nhớ và nâng cao sức khỏe.
Thành phần và công dụng của BoniHappy +
Bên cạnh đó, BoniHappy + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2016 bởi BS CKII Lại Đoàn Hạnh (Phó giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, BoniHappy + có tác dụng giúp đẩy lùi tình trạng mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu và ngon, cải thiện và phục hồi sức khỏe, hiệu quả tốt và khá rất cao là 86.7% sau 2 tháng sử dụng.
Sử dụng BoniHappy + bao lâu thì có hiệu quả?
Để có tác dụng tốt nhất, bạn nên sử dụng BoniHappy + với liều 4 viên/ngày. Sau khoảng 1 – 2 tuần đầu, thời gian ngủ có thể chưa tăng nhưng bạn sẽ thấy khỏe khoắn, sảng khoái hơn vào sáng hôm sau, không mệt mỏi như trước nữa.
Sau khoảng 1 – 2 tháng, thời gian ngủ sẽ tăng dần, bạn dễ ngủ, ngủ ngon, sâu giấc và người khỏe khoắn hơn. Với mỗi tình trạng mất ngủ khác nhau, thời gian để sản phẩm phát huy tác dụng tốt nhất sẽ không giống nhau. Thông thường, một liệu trình cho bệnh mất ngủ mãn tính thường kéo dài từ 2 – 6 tháng.
Cùng với đó, người bệnh nên thực hiện thêm những biện pháp khác như:
– Không ngủ trưa quá 30 phút.
– Giữ không gian phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh và tối.
– Tắt các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động, laptop, máy tính bảng ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.
– Thư giãn tinh thần với các bài tập thiền, nghe nhạc không lời, đọc sách có nội dung nhẹ nhàng, tắm nước ấm, dùng máy massage,…
– Không uống rượu, bia, nước chè, cafe hay hút thuốc lá.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm lành mạnh.
– Tắm nắng thường xuyên, bổ sung lợi khuẩn và tập thể dục đều đặn.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả để trả lời được câu hỏi: “Mất ngủ lâu ngày có ảnh hưởng gì?”. BoniHappy + là sản phẩm toàn diện nhất giúp khắc phục tận gốc tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ và tái tạo giấc ngủ sinh lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Tầm quan trọng của giấc ngủ sâu đối với sức khỏe
- Những sai lầm khi sử dụng thảo dược trong việc lấy lại giấc ngủ ngon
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY