Nội dung chính
Mất ngủ là tình trạng vô cùng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm tàng nhiều hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt, nhiều người còn phải đối mặt với chứng mất ngủ lâu ngày, liên tục bị “hành hạ” về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Tổng đài tư vấn sức khỏe 1800.1044 thường nhận được các câu hỏi của bệnh nhân như “mất ngủ lâu ngày là do bệnh gì? Làm sao để lấy lại giấc ngủ?”. Nếu bạn đọc cũng có mối quan tâm như vậy, xin đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
Mất ngủ lâu ngày là do bệnh gì
Mất ngủ lâu ngày là tình trạng như thế nào?
Ngủ là hoạt động sinh lý tự nhiên, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Giấc ngủ chất lượng là giấc ngủ ngon, ngủ sâu, ngủ đủ giờ và cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy. Thời gian ngủ cần thiết ở người trưởng thành là 7-8 tiếng mỗi đêm và giảm xuống 6 tiếng ở những người cao tuổi.
Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ thường gặp, đặc trưng bởi các dấu hiệu như sau:
- Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ.
- Ngủ không sâu giấc, hay mơ màng, dễ tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ trở lại.
- Thức dậy quá sớm vào buổi sáng và không ngủ lại được dù cơ thể vẫn mệt mỏi.
- Sáng dậy mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, không có cảm giác được nghỉ ngơi sau giấc ngủ đêm.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, hay chán nản, khó chịu, cáu gắt.
- Khó tập trung, hay quên.
Khi tình trạng này xảy ra nhiều hơn 3 đêm mỗi tuần và kéo dài trên một tháng thì sẽ được gọi là mất ngủ mãn tính hay mất ngủ lâu ngày. Còn nếu chỉ xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn một vài tuần sẽ được gọi là mất ngủ tạm thời.
Mất ngủ lâu ngày gặp phổ biến hơn ở đối tượng trung và cao niên hoặc những người có mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy đó là những bệnh lý gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Mất ngủ lâu ngày là do bệnh gì?
Bệnh dị ứng
Dị ứng thức ăn hoặc các dị vật trong môi trường xung quanh gây ra phản ứng viêm tắc nghẹt mũi. Điều này làm ảnh hưởng và gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng. Nếu không sớm khắc phục nguyên nhân, tình trạng có thể tiến triển thành mất ngủ lâu ngày.
Bệnh viêm khớp
Viêm khớp là một bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ
Viêm khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp mãn tính thường xuyên gây đau nhức khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt là về ban đêm. Vì thế bệnh nhân thường dễ bị mất ngủ. Đồng thời mất ngủ lại làm những triệu chứng của viêm khớp nặng hơn, tạo thành vòng luẩn quẩn và dẫn đến mất ngủ lâu ngày.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Những người bị trào ngược dạ dày thực quản thường hay bị ợ nóng, ợ chua, ho và nghẹt thở nhiều hơn khi nằm. Chính vì thế đây là bệnh lý hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ lâu ngày.
Cường giáp
Bệnh lý này liên quan đến việc tuyến giáp hoạt động quá mức khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh mạnh hơn, gây ra cảm giác bồn chồn làm họ khó ngủ và mất ngủ về đêm.
Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ mang thai và sinh em bé, phụ nữ thời kỳ mãn kinh hay nam giới độ tuổi mãn dục, trong cơ thể đều có những sự thay đổi thất thường về nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bệnh lý tâm thần
Nhiều người bị mất ngủ lâu ngày do căng thẳng, stress kéo dài khi phải chịu đựng áp lực trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, tình trạng mất ngủ còn có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ,…
Trong thực tế, trường hợp bị mất ngủ lâu ngày do bệnh lý gây ra như đã kể trên chỉ chiếm một phần nhỏ. Nhiều trường hợp khác xuất phát từ những nguyên nhân ngoài bệnh lý.
Nguyên nhân ngoài bệnh lý gây mất ngủ lâu ngày
Lối sinh hoạt thiếu khoa học
Mất ngủ do lối sinh hoạt thiếu khoa học
Thường xuyên thức khuya, ngủ trưa quá nhiều, xem các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều vào buổi tối, hay việc sử dụng các chất kích thích như trà đặc, cà phê… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt với giới trẻ. Nicotin trong thuốc lá, cafein trong trà, cà phê gây kích thích thần kinh trung ương khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo khiến chúng ta khó ngủ hơn. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ cũng là những nguyên nhân gây khó ngủ bạn cần lưu tâm.
Do thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH theo tuổi tác
Song song với sự lão hóa theo tuổi tác đó là suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có tuyến yên. Tuyến yên có vai trò tiết ra hormone tăng trưởng HGH – giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, cho giấc ngủ sâu và ngon.
Từ tuổi 21 đến 61, tuyến yên liên tục giảm tiết HGH. Điều này lý giải tại sao người trẻ tuổi thường hay ngủ ngon, ngủ nhiều hơn người cao tuổi. Đặc biệt, có nhiều trường hợp kể cả khi không mắc hoặc đã giải quyết được những nguyên nhân gây mất ngủ như tâm lý, bệnh lý, lối sống, ăn uống nhưng tình trạng mất ngủ vẫn tiếp diễn, khiến họ mất ngủ thì đáp án cũng chính là tuổi tác và sự suy giảm hormone HGH.
Sự suy giảm hormone HGH theo độ tuổi gây mất ngủ lâu ngày
Loại hormone này được tiết ra nhiều nhất vào lúc con người ngủ sâu giấc (trong khoảng 10 giờ tối đến 2 giờ sáng). Vì thế ở người cao tuổi mất ngủ, hormone HGH vốn đã thiếu hụt nay càng khó bù đắp hơn, tạo vòng luẩn quẩn khiến tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng, kéo dài.
Hiểu được những lý do đằng sau việc mất ngủ lâu ngày, bạn đọc chắc hẳn phần nào đã có sự lưu tâm để phòng tránh. Thế còn làm sao để khắc phục, cải thiện tình trạng này? Xin mời tiếp tục tìm hiểu trong nội dung sau.
Làm sao để lấy lại giấc ngủ?
Đầu tiên nếu bạn đang bị mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, đặc biệt là một số loại bệnh như đã nêu ở phần trên thì cần có biện pháp điều trị, kiểm soát tốt bệnh lý là yêu cầu tiên quyết.
Sau đó, bạn cần có sự điều chỉnh lối sống và ăn uống cho phù hợp theo một số gợi ý dưới đây:
- Bố trí phòng ngủ sạch sẽ, ngăn nắp, ít ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Nếu môi trường xung quanh quá ồn làm bạn không thể ngủ được, hãy dùng nút bịt tai để giảm thiểu tối đa tiếng ồn nhé.
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, không thức khuya, ngủ nướng, không ngủ trưa quá 45 phút mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày những món ăn tốt cho giấc ngủ như cháo hạt sen, cháo đậu xanh, các loại cá giàu omega-3, các thực phẩm làm từ đậu nành, sữa chua, sữa tươi, chuối, táo…
- Tránh đồ uống có chứa cafein như trà, cà phê, tránh hút thuốc và uống rượu vào cuối ngày. Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tập luyện đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần giúp giãn cơ, dẻo dai xương khớp, mang lại cảm giác thư thái, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
- Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách ngồi thiền, tập yoga, ngâm chân nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ…
Ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ
Bên cạnh đó, đối với trường hợp bị mất ngủ lâu ngày, mất ngủ ở người trung và cao niên thì việc tăng cường và bổ sung hormone tăng trưởng HGH cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Hiện nay trên thị trường, có duy nhất một giải pháp dành cho người mất ngủ hướng đến cơ chế này đó là sản phẩm BoniHappy+ của Mỹ.
BoniHappy+ – giải pháp lấy lại giấc ngủ ngon từ thiên nhiên
BoniHappy+ là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất bởi Tập đoàn Viva Nutraceuticals (tập đoàn sản xuất dược phẩm uy tín hàng đầu thế giới), trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP theo FDA Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
BoniHappy+ có thành phần 100% từ thiên nhiên, rất an toàn, hướng đến khắc phục mất ngủ lâu ngày theo cơ chế đặc biệt và toàn diện. Cụ thể:
- Nhóm thành phần kích thích cơ thể tăng tiết hormon tăng trưởng: L-Arginine, Shilajit P.E, GHRP-2, đây là nhóm thành phần cực kỳ quan trọng vì chúng giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh mất ngủ lâu ngày, giúp tăng cường nồng độ hormon tăng trưởng HGH trong cơ thể, từ đó giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, sâu ngon, trọn vẹn một cách bền vững.
- Nhóm thảo dược giúp an thần, tạo giấc ngủ ngon: Dây tơ hồng, lạc tiên, ngọc trai, rau diếp khô, trinh nữ… giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.
- Các khoáng chất thiết yếu và vitamin: Magie oxid, kẽm oxyd và vitamin B6 giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh và nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh
- Nhóm thành phần giúp giảm căng thẳng stress, phòng ngừa suy nhược thần kinh: GABA, acid glutamic. Trong đó, GABA giúp ngăn cản dẫn truyền căng thẳng đến thần kinh trung ương, mang lại cảm giác thư giãn. Acid glutamic phòng ngừa suy nhược thần kinh, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn
Nhờ có công thức toàn diện như vậy, BoniHappy+ vừa giúp cải thiện hiệu quả bệnh mất ngủ lâu ngày vừa giúp ổn định đường huyết, huyết áp, mỡ máu,… mang đến nhiều lợi ích trên sức khỏe toàn thân.
Đặc biệt, BoniHappy+ đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội. Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ mãn tính, từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2016 bởi bác sĩ CKII Lại Đoàn Hạnh – Phó giám đốc bệnh viện cùng nhiều bác sĩ khác.
Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được theo dõi các chỉ số: thời gian đi vào giấc ngủ, thời lượng giấc ngủ, số lần thức giấc giữa đêm, các triệu chứng sau giấc ngủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy BoniHappy+ giúp lấy lại giấc ngủ sâu, ngon, cải thiện và phục hồi sức khỏe, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả tốt và khá lên tới 86.7%.
Sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Thực tế, tính ưu việt của BoniHappy+ cũng đã được chứng minh thông qua sự ưa chuộng và tin cậy của hàng vạn bệnh nhân mất ngủ khắp mọi miền đất nước.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ được: “Mất ngủ lâu ngày là do bệnh gì?”, đồng thời nắm bắt được những lý do khác gây mất ngủ lâu ngày cùng biện pháp khắc phục tình trạng này. Mọi băn khoăn khác nếu có, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800 1044 để được tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- Sắp xếp lại phòng ngủ – Cách trị mất ngủ không phải ai cũng biết
- 7 cách để ngủ lại sau khi bị tỉnh giấc giữa đêm
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY