Trang chủ Kiến thức bệnh học Đối mặt với nguy cơ tàn phá cơ thể bởi tình trạng ngủ không được

Đối mặt với nguy cơ tàn phá cơ thể bởi tình trạng ngủ không được

Nội dung chính [ẩn]

 

   Tạo hóa ban cho con người giấc ngủ để giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, giảm bớt stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt… Tuy nhiên, theo nghiên cứu, có khoảng 35% người trưởng thành gặp phải tình trạng ngủ không được, hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, mất ngủ. Tình trạng ngủ không được kéo dài gây ra rất nhiều tác hại với sức khỏe, chúng ta cùng tìm hiểu về những nguy cơ sức khỏe mà cơ thể phải đối mặt khi gặp phải tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé.

 

Ngủ bao lâu là đủ?

   Nhu cầu về giấc ngủ khác nhau giữa mọi người và cũng tùy thuộc vào độ tuổi. Ví dụ, trẻ sơ sinh cần ngủ gấp đôi so với người lớn. Mặt khác, thời gian mà một người có thể sống sót mà không ngủ vẫn chưa được xác định. Theo đánh giá năm 2010, kỷ lục thế giới hiện tại đối với một người không ngủ là 266 giờ, tương đương với chỉ hơn 11 ngày.

  Các nhà khoa học cho rằng, để có trạng thái tinh thần tốt nhằm duy trì các hoạt động trong ngày, một người bình thường nên có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi, thời lượng ngủ cần thiết sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • 0-3 tháng tuổi: 14-17 tiếng
  • 4-11 tháng tuổi: 12-15 tiếng
  • 1-2 tuổi: 11-14 tiếng
  • 3-5 tuổi: 10-13 tiếng
  • 6-13 tuổi: 9-11 tiếng
  • 14-17 tuổi: 8-10 tiếng
  • 18-25 tuổi: 7-9 tiếng
  • 26-64 tuổi: 7-9 tiếng
  • Trên 65 tuổi: 7-8 tiếng

 

   Càng lớn tuổi, con người càng ngủ ít đi và số giờ cần ngủ để phục hồi sức khỏe càng giảm. Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cần ngủ nhiều nhất. Trẻ em dưới 18 tuổi nên ngủ hơn 8 tiếng/đêm. Càng về sau, nhu cầu về giấc ngủ càng giảm và thay đổi hoàn toàn khi bạn bắt đầu bước sang độ tuổi 65.

 

Thời lượng giấc ngủ theo độ tuổi

Thời lượng giấc ngủ theo độ tuổi

 

Ngủ không được là tình trạng như thế nào?

   Ngủ không được hay khó ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, mặc dù đã rất mệt. Tình trạng này là giai đoạn đầu của chứng mất ngủ. Tình trạng ngủ không được kéo dài sẽ khiến cho chất lượng giấc ngủ giảm sút, người bệnh mệt mỏi và thường gây ra tình trạng  kém chú ý, dễ cáu gắt và thiếu năng lượng.

 

Dấu hiệu nhận biết tình trạng ngủ không được.

Tình trạng không ngủ được ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thường ngày, dẫn đến một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày
  • Khó chịu (cảm thấy không khỏe)
  • Khả năng tập trung kém, dễ mắc lỗi khi làm việc, học tập.
  • Giảm năng lượng hoặc mất động lực
  • Các vấn đề về hành vi như hiếu động, bốc đồng, dễ gây hấn
  • Khó ngủ trưa hoặc thậm chí là không thể ngủ trưa.
  • Nhức đầu, đau dạ dày.

     Ngoài các triệu chứng trên, ngủ không được kéo dài có thể gây ra tình trạng tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm và khó ngủ trở lại. Người bệnh phải cố gắng để ngủ nhưng khi ngủ thì không thể sâu giấc, khó duy trì giấc ngủ, và thường mơ thấy ác mộng.

Mối nguy hiểm khi tình trạng ngủ không được kéo dài

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các tình trạng ngủ không được kéo dài gây ra rất nhiều tác hại với sức khỏe.

Những ảnh hưởng ngắn hạn tới sức khỏe của tình trạng ngủ không được

Khó ngủ, ngủ không được thoáng qua trong thời gian ngắn có thể gây ra những ảnh hưởng ngắn hạn sau:

  • Buồn ngủ vào ban ngày
  • Giảm sự tỉnh táo
  • Giảm tập trung
  • Khả năng phán đoán kém
  • Suy giảm trí nhớ
  • Nguy cơ tai nạn cao hơn

Những ảnh hưởng dài hạn tới sức khỏe của tình trạng ngủ không được

  • Ngủ không được lâu ngày có thể gây ra mất ngủ kinh niên

   Mất ngủ kinh niên là tình trạng ngủ không được hay khó ngủ kéo dài từ 4 tuần trở lên. Mất ngủ kinh niên gây ra rất nhiều tổn hại đến sức khỏe, khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung và có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe dài hạn.

 

  • Ngủ không được ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

   Ngủ không được hay khó ngủ, mất ngủ tác động lên các hoạt động sinh học của cơ thể và khiến chúng bị rối loạn, làm mất cân bằng hormone, gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn về kinh nguyệt, sinh hoạt vợ chồng, làm giảm khả năng thụ thai của bạn.

   Do đó, những người phụ nữ thường xuyên gặp phải tình trạng ngủ không được cần nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục để bảo vệ sức khỏe của mình. Đặc biệt là với những bạn đang có ý định mang thai và sinh nở.

   Cũng như nữ giới, nam giới khi bị mất ngủ sẽ khiến nhịp sinh học cơ thể của họ bị đảo lộn. Mất ngủ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải, từ đó lượng hormone nam giới cũng bị rối loạn và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng bị giảm đi. Do đó, nó sẽ khiến chất lượng tình dục giảm xuống kéo theo việc giảm khả năng thụ thai.

 

  • Thường xuyên ngủ không được làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

  Tạp chí Tim mạch Châu Âu năm 2011 cho hay: Những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ đêm có tới 48% trong số đó phát triển bệnh tim mạch hoặc qua đời vì bệnh tim mạch.

  Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng sưng viêm, tăng cholesterol trong máu so với những người bình thường ngủ đủ giấc mỗi ngày.

 

  • Ngủ không được kéo dài làm tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu não

  Một nghiên cứu mới đây của chuyên gia Megan Ruiter đến từ Đại học Alabama tại Birmingham trên 5.000 người đã cho kết quả rằng những người chỉ ngủ dưới 6 giờ vào ban đêm có nguy cơ đột quỵ là khá cao.

 

  • Ngủ không được kéo dài làm tăng nguy cơ béo phì và mắc tiểu đường type 2

  Thiếu ngủ, ngủ không được kéo dài thì cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ, đồng thời quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn bị chậm lại, gây béo phì. Thậm chí sẽ đẩy nhanh tình trạng kháng insulin. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh tiểu đường type 2.

 

  • Ngủ không được có thể gây ra tình trạng lo âu và trầm cảm

   Ngủ không được khiến bạn trằn trọc suốt đêm, tâm trạng không tốt, hay suy nghĩ  về những điều tiêu cực, làm tăng sự lo âu, mất tập trung vào ban ngày. Lâu dần chúng có thể khiến bạn bị trầm cảm.

 

  • Thường xuyên ngủ không được làm tăng khả năng mắc ung thư

   Một cuộc nghiên cứu tại Anh năm 2008 được đăng tải trên tờ Ung thư cho thấy những phụ nữ thường xuyên khó ngủ, ngủ không được, có thời gian ngủ ít hơn 6 giờ/ đêm sẽ dễ phát sinh ung thư vú.

   Năm 2010 cũng trên tờ Ung thư đã nói rằng phụ nữ sẽ tăng nguy cơ phát triển khối ung thư ruột kết khi thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm.

 

   Như vậy tình trạng khó ngủ, ngủ không được tưởng chừng là một vấn đề đơn giản nhưng lại gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe, thậm chí dần dần hủy hoại cơ thể. Vậy làm sao để cải thiện được tình trạng này?

 

Biện pháp cải thiện tình trạng ngủ không được

   Đa số những người khó ngủ, ngủ không được, mất ngủ thường chọn giải pháp là thuốc tây như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm… để có thể dễ ngủ. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc tây y này rất nguy hiểm, chúng có thể giúp người bệnh ngủ nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ đi kèm như dùng càng dùng lâu, càng mất ngủ hơn, nghiện thuốc, nhờn thuốc…

Chính vì vậy mà khi gặp tình trạng khó ngủ, ngủ không được, bạn đừng vội tìm đến các loại thuốc tây y trị mất ngủ mà hãy thực hiện các biện pháp giúp dễ ngủ và đưa đến giấc ngủ tự nhiên, cụ thể như sau:

 

Biện pháp thư giãn tâm lý

  Khi đi ngủ, nếu trong ngày còn những vấn đề chưa giải quyết xong thì cũng tạm gác lại, không nên vừa nằm ngủ vừa nghĩ cách giải quyết những vấn đề đó.

  Nếu chưa ngủ được sau 5 – 10 phút nằm trên giường thì nên đứng dậy và làm một điều gì đó.

 

Chế độ ăn uống

  Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều và buổi tối. Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe nhạc quá to, xem phim hoặc sử dụng điện thoại thông minh… Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay ăn quá no gây khó tiêu trước khi đi ngủ.

  Cần bổ sung trong chế độ ăn cho những người khó ngủ, ngủ không được các chất như Melatonin và L- tryptophan. Melatonin là một hormone nội sinh được sản xuất bởi tuyến tùng và nó giúp điều hòa giấc ngủ.

 

Giờ giấc sinh hoạt

   Cố gắng thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Tránh ngủ nhiều vào ban ngày. Dù có bị mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường trước khi bị mất ngủ. Mặt khác, nếu đêm trước chúng ta mất ngủ thì cũng không nên ngủ bù vào ngày hôm sau. Việc ngủ bù sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của đêm hôm sau.

 

Tập thở

   Theo Daily Mail, tiến sĩ Andrew Weil vừa đưa ra kỹ thuật thở 4-7-8, đây được coi là một liều thuốc an thần giúp giảm căng thẳng, có thể ngủ sâu trong 60 giây mà không cần dùng thuốc.

   Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản, không tiêu tốn thời gian của bạn  mà hiệu quả thì thật tuyệt, tất cả mọi người đều có thể áp dụng.

Các bước thực hiện:

– Thở ra hoàn toàn (bằng miệng)

– Ngậm miệng và hít vào bằng mũi, đồng thời đếm từ 1-4.

– Giữ hơi thở của bạn trong khi nhẩm đếm từ 1-7.

– Thở ra hoàn toàn bằng miệng và nhẩm đếm 1-8.

– Tiếp tục lặp lại các bước hít vào thở ra theo quy trình trên.

   Bạn nên thực hiện cách hít thở 4-7-8 này 2 lần mỗi tối trước khi đi ngủ trong vòng từ 6-8 tuần, khi bạn đã thành thục và cơ thể quen với cách thức thả lỏng này giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể.

 

Tắm nước ấm trước khi ngủ

   Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, việc tắm nước ấm sẽ giúp các cơ và lỗ chân lông trên cơ thể được thư giãn, nhờ vậy mà bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

 

Sử dụng sản phẩm cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ từ thảo dược thiên nhiên BoniHappy

  Xu hướng của y học hiện đại trong việc cải thiện chứng khó ngủ, mất ngủ là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên thay vì dùng thuốc ngủ tây y có nhiều tác dụng phụ.

   Lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân gặp chứng khó ngủ, ngủ không được và mất ngủ hiện nay là sản phẩm BoniHappy của Canada và Mỹ. Đây là sản phẩm 100% từ thiên nhiên, có tác dụng kích thích tiết ra hormone tăng trưởng ở người một cách tự nhiên, hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

   Thành phần của BoniHappy là sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược như Dây tơ hồng, rau diếp khô, cây trinh nữ, lạc tiên, châu mẫu bối, lá đậu phộng… cùng vitamin, các nguyên tố vi lượng, chất dẫn truyền thần kinh GABA, Acid L-glutamic cùng các thành phần tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ không được mãn tính là L- Arginine, GHRP-2, Shilajit P.

   Nhờ vậy BoniHappy giúp kích thích tuyến yên tăng tiết ra hormon tăng trưởng HGH, giúp tái tạo giấc ngủ sâu, sinh lý, tự nhiên trọn vẹn, giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ mãn tính tận gốc ở người có tuổi, phụ nữ giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh, mất ngủ từ 1 tháng trở lên.

  Ngoài ra BoniHappy còn giúp:

– Tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch

– Hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý cho phụ nữ và đàn ông trung niên

– Hỗ trợ cải thiện nhan sắc cho phụ nữ như làm săn da, giảm nếp nhăn, giảm mỡ toàn thân

– Hỗ trợ giảm đường huyết, giảm cholesterol trong máu

– Hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp

– Đặc biệt giúp cải thiện trí nhớ và khả năng thị lực.

 

   Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. BoniHappy giúp người bệnh có một giấc ngủ sâu, cải thiện sức khỏe, chống lão hóa. Bệnh nhân nên dùng liên tục từ 2-6 tháng để có giấc ngủ ngon, sáng dậy sảng khoái và không hề mệt mỏi.

 

Đánh giá BoniHappy

“BoniHappy có tốt không? BoniHappy có hiệu quả không?” Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang chuẩn bị có ý định sử dụng BoniHappy. Để giải đáp băn khoăn này, mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniHappy qua phần dưới đây.

 

Bác Mai Thị Bích, 60 tuổi, trú tại tổ 11 phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.

“Tôi bị mất ngủ mấy năm nay rồi, cũng không biết tại sao, hình như do già rồi nên tự nhiên giấc ngủ cứ kém đi. Mỗi đêm tôi thường chỉ ngủ được 1-2 tiếng rồi mắt cứ mở chong chong, không tài nào ngủ thêm được nữa. Thậm chí có thời gian, tôi thức trắng đêm, nằm trằn trọc khiến tôi gầy sút nhiều, sức khỏe suy giảm, người cứ lúc nhớ lúc quên. Tôi cũng đi châm cứu, uống thuốc nhưng không thấy tiến triển gì. Sau đó đi viện thì được kê cho thuốc tây về uống cũng ngủ thêm được một ít nhưng sáng dậy người mệt mỏi lắm. Lúc nào đầu cũng căng thẳng khó chịu. Biết là nhiều tác dụng phụ nhưng cứ bỏ thuốc tây thì lại không ngủ được, khổ lắm. Thật may là tôi đã biết sớm sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada. Tôi uống mỗi ngày 4 viên theo đúng hướng dẫn, thời gian đầu vẫn kết hợp với thuốc tây nhưng giấc ngủ đã sâu và ngon hơn, sáng dậy nhẹ nhõm chứ không mệt mỏi như trước. Sau khi dùng được 3 tháng thì tôi bỏ hẳn được thuốc tây, rồi uống tiếp BoniHappy thêm 2 tháng là tôi ngủ ngon lành mỗi đêm 6 tiếng, người khỏe khoắn hẳn ra.”

 

Bác Mai Thị Bích, 60 tuổi

Bác Mai Thị Bích, 60 tuổi

 

Chú Dương Đình Suất, 60 tuổi. Địa chỉ: số nhà 02 khu 14, thị trấn Hùng sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

“Cách đây 6 năm, vì chuyện gia đình chú thường xuyên phải suy nghĩ, căng thẳng, áp lực cộng thêm tuổi tác khiến bệnh mất ngủ ập đến. Một tuần thì có đến 5 ngày chú mơ màng thao thức, không chợp mắt được chút nào. Không ngủ được lại tiểu đêm liên tục, tối thiểu phải 3 lần. Sáng ngày ra mắt trắng dã, mệt mỏi vô cùng. Mất ngủ kết hợp với lo nghĩ chuyện gia đình khiến chú trầm cảm lúc nào không hay, có thời gian chả muốn tiếp xúc với bất cứ ai, cứ thu lu một mình ở một góc. Thậm chí trong 3 tháng mà chú sụt đi mất 3 kg liền. Đi viện bác sĩ có kê thuốc ngủ seduxen nhưng uống chẳng ăn thua, giấc ngủ có cải thiện được chút xíu nhưng sáng dậy vẫn mệt mỏi, đêm đêm vẫn mơ màng linh tinh. Thế rồi tình cờ chú xem Ti vi, biết đến BoniHappy mới ra nhà thuốc hỏi mua về dùng thử. Chỉ sau 1 tháng uống BoniHappy, chú thấy người khỏe hơn, tinh thần sảng khoái, không còn cau mày ủ rũ nữa. Sau 2 tháng là chú ngủ sâu ngon từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Đêm chỉ đi tiểu duy nhất một lần, xong vào cái là ngủ lại được luôn. Kiên trì uống sau 4 tháng thì chú hết luôn tiểu đêm, ngủ một mạch từ 10 giờ tối đến tận 6 giờ sáng, sáng dậy khỏe khoắn tràn đầy năng lượng. Chú ăn ngon ngủ khỏe nên mau chóng lấy lại cân nặng.”

 

Chú Dương Đình Suất, 60 tuổi

Chú Dương Đình Suất, 60 tuổi

Cô Nguyễn Thị Nga, 63 tuổi. Địa chỉ: số 29A/1 khu phố 1A, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Số điện thoại: 0988.219.806

 

“Tôi bị mất ngủ 2 năm nay. Cứ 10 rưỡi tối lên giường nằm thì phải tới 2,3  giờ đêm mới ngủ được. Uống thuốc ngủ thì tôi ngủ được 5 tiếng mỗi đêm nhưng ngủ dậy đầu nặng như đeo đá, người cứ ì ạch mệt mỏi chẳng muốn hoạt động. Vì thế nên dùng 1 thời gian thì tôi không dám dùng nữa. Mất ngủ có 2 năm gây ra cho tôi đủ thứ bệnh trên người, từ viêm bao tử, viêm hang vị dạ dày, trí nhớ không được minh mẫn như trước, đi chợ cứ nhớ nhớ, quên quên, tính toán nhầm lẫn hết cả, lúc thừa, lúc thiếu. Đi bệnh viện uống thuốc tây y nhưng giấc ngủ vẫn không cải thiện, tôi đành ra cầu cứu nhà thuốc uy tín nhất ở chỗ tôi. Họ giới thiệu sản phẩm BoniHappy và khuyên dùng ít nhất từ 1-2 tháng mới thấy tác dụng rõ rệt vì BoniHappy không phải là thuốc an thần mà là sản phẩm kích thích tuyến yên tăng tiết hormone tăng trưởng nên cần thời gian để hormone tiết ra đủ. Nhưng thật bất ngờ, chỉ sau 1 lọ BoniHappy thì tôi đã ngủ được 5 tiếng mỗi đêm, ngủ rất ngon và sâu. Dùng hết 4 hộp thì tôi đã ngủ được từ 10h30 đêm tới 7h sáng.

 

Cô Nguyễn Thị Nga, 63 tuổi

Cô Nguyễn Thị Nga, 63 tuổi

 

  Khó ngủ, ngủ không được gây ra nhiều tác hại tàn phá cơ thể theo thời gian. Chính vì vậy khi gặp tình trạng này, bạn cần sớm thực hiện các biện pháp cải thiện giấc ngủ tự nhiên để có thể tìm lại giấc ngủ ngon mỗi đêm. Nếu có thắc mắc mời quý bạn đọc gọi tới số 18001044 để được tư vấn.

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044